tặng Cao xuân Huy
– Hình ảnh cuối của tao về cuộc chiến là cái xác cụt đầu nằm vắt ngang bờ ruộng. Hai bàn chân trắng bệch gác lên mặt đường.
– Của…
– Chẳng biết của ai. Vỏn vẹn một cái quần đùi với những vệt máu đặc bám quanh cổ.
Họ nhìn nhau rồi cùng quay sang hướng khác. Người có râu xoa cằm. Những sợi râu xoắn lại làm vệt bọt bia bám trên mép loang xuống, lấp lánh ánh đèn hắt vào. Ðám râu như khuyết một lỗ.
– Thảo nào…
– Thảo nào cái gì?
– Ít khi nghe mày kể chuyện lính.
Người không râu không trả lời. Khuôn mặt trắng xanh có đôi lông mày rậm, giao nhau giữa trán. Trừ đôi lông mày, hắn trông hiền như người chỉ biết bốn bức tường và các dụng cụ văn phòng. Hắn bưng ly bia lên uống cạn, buông một tiếng “khà” khoan khoái khi nhìn qua khung cửa kính. Bên kia đường là bãi đất trống cạnh con đường nhỏ, sâu, yên tĩnh với hai hàng cột điện sáng vàng vọt. Một vài chiếc xe vụt qua, ánh đèn loé lên rồi tắt như chưa từng có.
Từ ngã tư, đèn đường thay từng lúc hắt lên mặt người có râu những vệt màu. Hung hãn đỏ. Mệt mỏi xanh. Rồi màu da hòa vào vàng. Khuôn mặt biến theo nhịp đèn, chỉ còn đám râu với vệt bia bẩn không đổi. Ðôi mắt hắn nheo lại, những nếp nhăn nổi lên.
Người không râu bật cười.
– Mặt mày lúc xanh, lúc đỏ như con cắc kè.
– Mày cũng thế.
Họ nâng ly.
– Mừng những con cắc kè.
– Và hai con cắc kè tại đây.
Họ cười lớn, chạm hai chiếc ly vào nhau làm những gợn bia sóng sánh. Vài người tại bàn khác nhìn sang nhưng cả hai không để ý. Quán đã thưa khách. Đám nhậu bàn giữa ồn ào cười nói, bát đũa ngổn ngang trước các khuôn mặt đỏ gay. Tận góc quán, cạnh cửa bếp, đôi trai gái thầm thì nói chuyện. Người đàn bà ngồi trong quầy thu tiền nhìn đám khách, lơ đãng như đang nhìn từng lọ tương, chai mắm. Bề mặt tỵ nạn trong xã hội lạ thành một thứ bột bánh riêng trộn với các loại bơ, muối, đường. Người không râu nói ý nghĩ này với bạn. Người có râu gật đầu. Đám râu lay động, hất vệt bọt bia lăn xuống.
– Dĩ nhiên. Như tao, như mày. Cùng là lính mà lại nghĩ và làm khác nhau.
– Tao không thích nhắc quá khứ. Nói ra thật xấu hổ. Tao vào lính vì thất tình.
– Tao biết, mày đã kể. Nhưng với tao, đoạn đời lính gắn bó từng ngày, từng con người của đơn vị. Quá khứ của tao là một kỷ niệm để sống.
– Tao biết. Mày đã kể nhiều lần.
Người không râu lập lại lời bạn với một tiếng “nhiều” thêm vào rồi cười. Người có râu vẫn xoắn đám râu bằng các ngón thô, rám.
– Nhắc lại quá khứ là điều lố bịch, nhưng đôi lúc cần thiết. Tao… Nhưng thôi, bọn mình đang nói chuyện gì nhỉ? A! Cái còn lại! Mà không! Hình ảnh còn lại sau cuộc chiến. Nói đi, tại sao lại nhắc chuyện này khi mày là thằng ghét chuyện lính tráng?
– Phải. Trong trí tao luôn hiện ra cái xác cụt đầu, nằm vắt ngang bờ ruộng trên đường từ Long An về Sàigòn mỗi khi nghĩ hoặc có ai nhắc đến cuộc chiến.
– Chỉ vậy thôi?
– Vậy thôi là quá đủ cho cuộc chiến vừa qua.
– Tao không hiểu.
– Thật giản dị. Ngày hai tháng năm bảy lăm, sau khi dắt nửa đại đội còn lại chạy vòng vòng miệt Long An, Bình Ðiền, tao chỉ thấy toàn cờ tụi nó với từng đám người reo hò những khẩu hiệu lạ.
– Sao lại đến mùng hai?
– Mày đâu biết, đêm ba mươi tháng tư tao vẫn tỉnh queo giữ tuyến ở vòng đai Long An. Sáng mùng một, ông đại đội trưởng và tao bàn chuyện chia hai đại đội. Mỗi người chạy một ngả vì mất liên lạc với tiểu đoàn. Mẹ kiếp. Bấy giờ bọn tao nhìn nhau cùng hiểu trò chơi khốn nạn lúc chạy làng tại liên tỉnh lộ 7B đang lập lại nhưng không dám nói.
– Tao hiểu. Lúc chạy tại Quảng Trị, Thuận An bọn tao cũng thế. Tháng ba của tao là tháng tư của mày.
Người không râu xoay chiếc ly trên tay. Dưới đôi lông mày rậm, mắt rực lên sắc máu của những sợi gân nhỏ. Chỗ lông mày giao nhau trũng xuống trên các vết nhăn. Ánh đèn từ ngã tư tình cờ hắt tia đỏ vào. Khuôn mặt chợt dữ và man rợ.
– Liên lạc với tiểu đoàn không được, tao bẻ cò sang liên đoàn nhưng cái máy vẫn câm, không một tín hiệu trả lời. Tụi tao nằm dưới lòng kinh cạn suốt ngày mùng một. Ðêm đó hai đứa chia tay. Ông ta về Mỹ Tho, tao về Bình Ðiền. Mỗi người một nửa đại đội, chạy lung tung trong khoảng ruộng ven vòng đai Long An. Sau cùng tan hàng hôm mùng hai. Tao dẫn thằng đệ tử ruột về, trên người chỉ còn cái quần đùi. Ngang qua nhà máy xay lúa Long An, thằng đệ tử tạt vào xin hay cướp tao không rõ, được hai bộ quần áo dân sự. Bọn tao mặc thường phục vào Long An. Hình ảnh đầu tiên là cờ ba màu, là những khuôn mặt hân hoan. Tao biết mình thua từ lúc nghe radio, nhưng bấy giờ, lạc giữa đám người đó, tao muốn khóc…
Người không râu bỏ lửng câu nói, bưng nhanh ly bia đưa lên. Lại một tiếng “khà”. Bàn tay với những ngón nhỏ, trắng quệt nhanh trên mép thô bạo. Chất lính đã lộ.
– Lang thang tại Long An đến chiều mùng hai, bọn tao đón xe về Sàigòn. Và cái xác…
Giọng chùng xuống, hắn nhìn bạn, mắt dịu đi. Ánh đèn đường tình cờ hắt sắc xanh vào khiến nước da trắng chợt xanh mét. Chỗ hũm giữa cặp lông mày như sâu hơn. Tối đen một chấm. Khuôn mặt đang chìm vào ký ức. Cửa ngõ của một ngày tháng năm cũ đã mở.
– Của…
– Chẳng biết của ai. Vỏn vẹn một cái quần đùi với những vệt máu đặc bám quanh cổ.
Họ nhìn nhau rồi cùng quay sang hướng khác. Người có râu xoa cằm. Những sợi râu xoắn lại làm vệt bọt bia bám trên mép loang xuống, lấp lánh ánh đèn hắt vào. Ðám râu như khuyết một lỗ.
– Thảo nào…
– Thảo nào cái gì?
– Ít khi nghe mày kể chuyện lính.
Người không râu không trả lời. Khuôn mặt trắng xanh có đôi lông mày rậm, giao nhau giữa trán. Trừ đôi lông mày, hắn trông hiền như người chỉ biết bốn bức tường và các dụng cụ văn phòng. Hắn bưng ly bia lên uống cạn, buông một tiếng “khà” khoan khoái khi nhìn qua khung cửa kính. Bên kia đường là bãi đất trống cạnh con đường nhỏ, sâu, yên tĩnh với hai hàng cột điện sáng vàng vọt. Một vài chiếc xe vụt qua, ánh đèn loé lên rồi tắt như chưa từng có.
Từ ngã tư, đèn đường thay từng lúc hắt lên mặt người có râu những vệt màu. Hung hãn đỏ. Mệt mỏi xanh. Rồi màu da hòa vào vàng. Khuôn mặt biến theo nhịp đèn, chỉ còn đám râu với vệt bia bẩn không đổi. Ðôi mắt hắn nheo lại, những nếp nhăn nổi lên.
Người không râu bật cười.
– Mặt mày lúc xanh, lúc đỏ như con cắc kè.
– Mày cũng thế.
Họ nâng ly.
– Mừng những con cắc kè.
– Và hai con cắc kè tại đây.
Họ cười lớn, chạm hai chiếc ly vào nhau làm những gợn bia sóng sánh. Vài người tại bàn khác nhìn sang nhưng cả hai không để ý. Quán đã thưa khách. Đám nhậu bàn giữa ồn ào cười nói, bát đũa ngổn ngang trước các khuôn mặt đỏ gay. Tận góc quán, cạnh cửa bếp, đôi trai gái thầm thì nói chuyện. Người đàn bà ngồi trong quầy thu tiền nhìn đám khách, lơ đãng như đang nhìn từng lọ tương, chai mắm. Bề mặt tỵ nạn trong xã hội lạ thành một thứ bột bánh riêng trộn với các loại bơ, muối, đường. Người không râu nói ý nghĩ này với bạn. Người có râu gật đầu. Đám râu lay động, hất vệt bọt bia lăn xuống.
– Dĩ nhiên. Như tao, như mày. Cùng là lính mà lại nghĩ và làm khác nhau.
– Tao không thích nhắc quá khứ. Nói ra thật xấu hổ. Tao vào lính vì thất tình.
– Tao biết, mày đã kể. Nhưng với tao, đoạn đời lính gắn bó từng ngày, từng con người của đơn vị. Quá khứ của tao là một kỷ niệm để sống.
– Tao biết. Mày đã kể nhiều lần.
Người không râu lập lại lời bạn với một tiếng “nhiều” thêm vào rồi cười. Người có râu vẫn xoắn đám râu bằng các ngón thô, rám.
– Nhắc lại quá khứ là điều lố bịch, nhưng đôi lúc cần thiết. Tao… Nhưng thôi, bọn mình đang nói chuyện gì nhỉ? A! Cái còn lại! Mà không! Hình ảnh còn lại sau cuộc chiến. Nói đi, tại sao lại nhắc chuyện này khi mày là thằng ghét chuyện lính tráng?
– Phải. Trong trí tao luôn hiện ra cái xác cụt đầu, nằm vắt ngang bờ ruộng trên đường từ Long An về Sàigòn mỗi khi nghĩ hoặc có ai nhắc đến cuộc chiến.
– Chỉ vậy thôi?
– Vậy thôi là quá đủ cho cuộc chiến vừa qua.
– Tao không hiểu.
– Thật giản dị. Ngày hai tháng năm bảy lăm, sau khi dắt nửa đại đội còn lại chạy vòng vòng miệt Long An, Bình Ðiền, tao chỉ thấy toàn cờ tụi nó với từng đám người reo hò những khẩu hiệu lạ.
– Sao lại đến mùng hai?
– Mày đâu biết, đêm ba mươi tháng tư tao vẫn tỉnh queo giữ tuyến ở vòng đai Long An. Sáng mùng một, ông đại đội trưởng và tao bàn chuyện chia hai đại đội. Mỗi người chạy một ngả vì mất liên lạc với tiểu đoàn. Mẹ kiếp. Bấy giờ bọn tao nhìn nhau cùng hiểu trò chơi khốn nạn lúc chạy làng tại liên tỉnh lộ 7B đang lập lại nhưng không dám nói.
– Tao hiểu. Lúc chạy tại Quảng Trị, Thuận An bọn tao cũng thế. Tháng ba của tao là tháng tư của mày.
Người không râu xoay chiếc ly trên tay. Dưới đôi lông mày rậm, mắt rực lên sắc máu của những sợi gân nhỏ. Chỗ lông mày giao nhau trũng xuống trên các vết nhăn. Ánh đèn từ ngã tư tình cờ hắt tia đỏ vào. Khuôn mặt chợt dữ và man rợ.
– Liên lạc với tiểu đoàn không được, tao bẻ cò sang liên đoàn nhưng cái máy vẫn câm, không một tín hiệu trả lời. Tụi tao nằm dưới lòng kinh cạn suốt ngày mùng một. Ðêm đó hai đứa chia tay. Ông ta về Mỹ Tho, tao về Bình Ðiền. Mỗi người một nửa đại đội, chạy lung tung trong khoảng ruộng ven vòng đai Long An. Sau cùng tan hàng hôm mùng hai. Tao dẫn thằng đệ tử ruột về, trên người chỉ còn cái quần đùi. Ngang qua nhà máy xay lúa Long An, thằng đệ tử tạt vào xin hay cướp tao không rõ, được hai bộ quần áo dân sự. Bọn tao mặc thường phục vào Long An. Hình ảnh đầu tiên là cờ ba màu, là những khuôn mặt hân hoan. Tao biết mình thua từ lúc nghe radio, nhưng bấy giờ, lạc giữa đám người đó, tao muốn khóc…
Người không râu bỏ lửng câu nói, bưng nhanh ly bia đưa lên. Lại một tiếng “khà”. Bàn tay với những ngón nhỏ, trắng quệt nhanh trên mép thô bạo. Chất lính đã lộ.
– Lang thang tại Long An đến chiều mùng hai, bọn tao đón xe về Sàigòn. Và cái xác…
Giọng chùng xuống, hắn nhìn bạn, mắt dịu đi. Ánh đèn đường tình cờ hắt sắc xanh vào khiến nước da trắng chợt xanh mét. Chỗ hũm giữa cặp lông mày như sâu hơn. Tối đen một chấm. Khuôn mặt đang chìm vào ký ức. Cửa ngõ của một ngày tháng năm cũ đã mở.
•
Hai người đàn ông nhìn nhau lo ngại khi
chiếc xe đò chật người ngưng lại. Người lớn tuổi mặt khắc khổ với các
nếp nhăn trên trán.
– Thiếu úy…
– Mẹ kiếp úy với tá cái gì! Im đi mày.
Người trẻ cắt ngang, giọng khó chịu.
– Chắc trạm kiểm soát.
Người lớn tuổi lại nói, giọng thấp hơn trong tiếng ồn ào của một bọn người chen nhau lên xe. Người lơ xe bám vào cửa trước, thân đong đưa, miệng không ngớt la. Hai người đàn ông nhích vào trong nhường chỗ cho một người đàn bà. Bên ngoài ngập gió và nắng. Người trẻ hít một hơi dài, cảm giác khó chịu tan dần. Người lơ xe vẫn oang oang.
– Hòa bình rồi bà con ơi. Nhường nhau chút đỉnh. Bà con xích dzô dùm… Rồi… rồi, lên đi anh Hai. Dạ, hòa bình rồi… hết đánh nhau rồi, hết trạm kiểm soát rồi…
Người trẻ ngả đầu vào thành ghế, mắt nhắm nghiền trong cái ngột ngạt của các thứ mùi trộn lẫn. Xe chạy tiếp, những luồng gió hắt vào. Người lớn tuổi bắt chuyện với người đàn bà, loáng thoáng những tiếng “giải phóng”, “hòa bình”, “làm ăn”, “đoàn tụ” trong câu chuyện. Người trẻ nắm chặt bàn tay. Những sợi gân xanh nổi lên khi hình ảnh cũ loáng thoáng hiện trong trí. Một chỗ đóng quân ven vòng đai Long An có đám lính mệt mỏi nằm trong hầm đếm đạn 122 ly cạnh vài cái xác nát bét dưới lớp bao cát. Chiến trường gần. Chiến trường xa. Những tiếng nổ. Dãy núi T4, T5 của miệt biên giới với độ cong yên ngựa. Con suối hòa bình có trạm treo súng của hai bên. Từng địa danh trôi theo thời gian. Vỏn vẹn chỉ còn cái chết của đồng đội để đánh dấu. Thằng Do chết ở làng Gia An, Bình Ðịnh, vết đạn xuyên từ trán làm vỡ toang mảng đầu phía sau. Thằng Tâm lãnh nguyên trái 75 vào ngực, xương thịt vãi bung tại một góc liên tỉnh lộ 7B. Thằng Hùng, thằng Nam… Những cái chết làm thời gian nhạt nhòa, chỉ còn địa danh gợi nhớ. Tên người và tên đất. Cái chết và không gian. Ðời lính trôi trong ranh sống chết. Những người lính ngơ ngác khi chiếc máy PRC 25 u u từng hồi lúc liên lạc với cấp trên, không một tín hiệu trả lời. Ðạn 122 ly vẫn rót trên đầu. Mỗi giờ thêm 60 quả pháo. Mỗi phút lại một lần tưởng mình được sinh ra. Rồi bùi ngùi chia hai đơn vị. Ðứa nào theo tao? Ðứa nào đi với ông Truyền? Tôi. Em. Tôi. Em. Thằng thì tôi, thằng thì em. Thằng nào cũng là lính. Thằng nào cũng sống chết với nhau. Thôi, tôi đi với thằng một, thằng ba. Ông đi với thằng hai, thằng bốn. Ráng về Saigon xem sao. Tôi sẽ ráng. Cái vỗ vai cuối cùng. Rồi mất hút. Người trẻ tuổi chà mạnh tay vào mặt. Có giọt nước mắt vừa nhoè trong kẽ tay.
Xe lại ngừng. Người lơ xe vẫn trong thế đứng đong đưa lại lải nhải.
– Hòa bình rồi, hết đánh nhau rồi, bà con vui lòng xích dzô một chút…
Trong xe, người chật cứng và nồng mùi hôi. Người đàn bà và người lớn tuổi đã thân mật hơn, đã anh anh, em em và hỏi về gia cảnh nhau. Người trẻ ngáp lớn, chán ngán nhìn ra cửa sổ. Cảnh tượng bên ngoài hiện bất ngờ. Một xác người nằm vắt ngang bờ ruộng sát quốc lộ. Một cái xác cụt đầu.
Người trẻ chăm chăm nhìn cái xác. Những vết máu vừa đông và cái bụng trắng nhợt chưa kịp trương. Hẳn bị giết chưa lâu. Một cái xác của giờ thứ hai mươi lăm. Bi thảm với những rẻ sườn cong trước lỗ rốn sâu. Cái cổ như vươn dài, loang lổ máu với những vết gân xanh nổi rõ. Cái xác quay đầu về phía ruộng, hai tay thõng xuống bùn, chân vắt lên đường nhựa. Dưới nắng, cái xác cụt đầu trần trụi như trăm ngàn cái xác khác.
Người trẻ tuổi nhìn không xúc động. Cái cổ, cái bụng, vệt máu, những rẻ sườn, lỗ rốn, hai tay, chiếc quần đùi đỏ… Tất cả thành hình ảnh bình thường của chiến tranh, mỗi ngày. Cụt đầu hay vỡ ngực cũng thế. Ðạn hỏa tiễn hay mã tấu cũng vậy. Cũng đưa đến cái chết cho con người.
– Thiếu úy…
– Mẹ kiếp úy với tá cái gì! Im đi mày.
Người trẻ cắt ngang, giọng khó chịu.
– Chắc trạm kiểm soát.
Người lớn tuổi lại nói, giọng thấp hơn trong tiếng ồn ào của một bọn người chen nhau lên xe. Người lơ xe bám vào cửa trước, thân đong đưa, miệng không ngớt la. Hai người đàn ông nhích vào trong nhường chỗ cho một người đàn bà. Bên ngoài ngập gió và nắng. Người trẻ hít một hơi dài, cảm giác khó chịu tan dần. Người lơ xe vẫn oang oang.
– Hòa bình rồi bà con ơi. Nhường nhau chút đỉnh. Bà con xích dzô dùm… Rồi… rồi, lên đi anh Hai. Dạ, hòa bình rồi… hết đánh nhau rồi, hết trạm kiểm soát rồi…
Người trẻ ngả đầu vào thành ghế, mắt nhắm nghiền trong cái ngột ngạt của các thứ mùi trộn lẫn. Xe chạy tiếp, những luồng gió hắt vào. Người lớn tuổi bắt chuyện với người đàn bà, loáng thoáng những tiếng “giải phóng”, “hòa bình”, “làm ăn”, “đoàn tụ” trong câu chuyện. Người trẻ nắm chặt bàn tay. Những sợi gân xanh nổi lên khi hình ảnh cũ loáng thoáng hiện trong trí. Một chỗ đóng quân ven vòng đai Long An có đám lính mệt mỏi nằm trong hầm đếm đạn 122 ly cạnh vài cái xác nát bét dưới lớp bao cát. Chiến trường gần. Chiến trường xa. Những tiếng nổ. Dãy núi T4, T5 của miệt biên giới với độ cong yên ngựa. Con suối hòa bình có trạm treo súng của hai bên. Từng địa danh trôi theo thời gian. Vỏn vẹn chỉ còn cái chết của đồng đội để đánh dấu. Thằng Do chết ở làng Gia An, Bình Ðịnh, vết đạn xuyên từ trán làm vỡ toang mảng đầu phía sau. Thằng Tâm lãnh nguyên trái 75 vào ngực, xương thịt vãi bung tại một góc liên tỉnh lộ 7B. Thằng Hùng, thằng Nam… Những cái chết làm thời gian nhạt nhòa, chỉ còn địa danh gợi nhớ. Tên người và tên đất. Cái chết và không gian. Ðời lính trôi trong ranh sống chết. Những người lính ngơ ngác khi chiếc máy PRC 25 u u từng hồi lúc liên lạc với cấp trên, không một tín hiệu trả lời. Ðạn 122 ly vẫn rót trên đầu. Mỗi giờ thêm 60 quả pháo. Mỗi phút lại một lần tưởng mình được sinh ra. Rồi bùi ngùi chia hai đơn vị. Ðứa nào theo tao? Ðứa nào đi với ông Truyền? Tôi. Em. Tôi. Em. Thằng thì tôi, thằng thì em. Thằng nào cũng là lính. Thằng nào cũng sống chết với nhau. Thôi, tôi đi với thằng một, thằng ba. Ông đi với thằng hai, thằng bốn. Ráng về Saigon xem sao. Tôi sẽ ráng. Cái vỗ vai cuối cùng. Rồi mất hút. Người trẻ tuổi chà mạnh tay vào mặt. Có giọt nước mắt vừa nhoè trong kẽ tay.
Xe lại ngừng. Người lơ xe vẫn trong thế đứng đong đưa lại lải nhải.
– Hòa bình rồi, hết đánh nhau rồi, bà con vui lòng xích dzô một chút…
Trong xe, người chật cứng và nồng mùi hôi. Người đàn bà và người lớn tuổi đã thân mật hơn, đã anh anh, em em và hỏi về gia cảnh nhau. Người trẻ ngáp lớn, chán ngán nhìn ra cửa sổ. Cảnh tượng bên ngoài hiện bất ngờ. Một xác người nằm vắt ngang bờ ruộng sát quốc lộ. Một cái xác cụt đầu.
Người trẻ chăm chăm nhìn cái xác. Những vết máu vừa đông và cái bụng trắng nhợt chưa kịp trương. Hẳn bị giết chưa lâu. Một cái xác của giờ thứ hai mươi lăm. Bi thảm với những rẻ sườn cong trước lỗ rốn sâu. Cái cổ như vươn dài, loang lổ máu với những vết gân xanh nổi rõ. Cái xác quay đầu về phía ruộng, hai tay thõng xuống bùn, chân vắt lên đường nhựa. Dưới nắng, cái xác cụt đầu trần trụi như trăm ngàn cái xác khác.
Người trẻ tuổi nhìn không xúc động. Cái cổ, cái bụng, vệt máu, những rẻ sườn, lỗ rốn, hai tay, chiếc quần đùi đỏ… Tất cả thành hình ảnh bình thường của chiến tranh, mỗi ngày. Cụt đầu hay vỡ ngực cũng thế. Ðạn hỏa tiễn hay mã tấu cũng vậy. Cũng đưa đến cái chết cho con người.
•
– Chẳng có gì lạ, dù mày “miêu tả” hơi kỹ.
Người có râu riễu cợt.
– Ðúng. Chẳng có gì lạ. Chỉ là một cái xác trong chiến tranh. Ngày ấy tao cũng nghĩ như mày.
– Vậy có gì phải nhớ?
Người không râu dụi mạnh điếu thuốc vào đĩa thức ăn bỏ dở. Một sợi khói mỏng bay lên, tỏa đi.
– Nhớ chứ. Vì đó là ngày mùng hai tháng năm. Và cái xác với cái bụng chưa kịp sình thối đủ để tao hiểu… Cả mày nữa. Không lẽ bọn Thủy Quân Lục Chiến tụi mày chưa bao giờ thấy xác, không phân biệt được xác đã chết lâu hay mới chết? Ðiều tao muốn nói là cái chết sau khi ngưng bắn. Một cái xác đang tìm về gia đình, sau chiến tranh.
Người có râu im lặng, rót thêm bia vào hai cái ly đã cạn.
– Trước khi mất đầu và sau khi mất đầu là điều tao muốn nói với mày.
– Có gì khác? Cũng chỉ là xác người.
– Không giản dị thế. Lúc còn đầu là còn căn nguyên, còn nguồn gốc, còn nơi về để được nhận, biết. Khi mất đầu thì hoàn toàn không còn gì, chẳng thể biết từ đâu đến, sẽ về đâu và có ai, của ai. Không một dấu nào ngoài cái thân trần trụi nằm vắt ngang bờ ruộng.
Bia rót tiếp. Mắt người không râu đỏ, mệt. Cặp tình nhân đã bỏ đi. Ðám nhậu bàn giữa chỉ còn vài người.
– Hôm nay đúng ngày tao trông thấy cái xác.
– Ờ. Hôm nay mùng hai tháng năm.
Người không râu gật gù, vài lọn tóc xõa xuống trán, bàn tay lại xoay xoay cái ly. Lanh canh. Những cục đá chạm thành ly. Tại bàn giữa, đám nhậu đã tàn, người đứng ngồi trao nhau từng cái bắt tay chuệnh choạng từ giã.
– Tại sao mày hay nhắc chuyện lính?
Người không râu chợt hỏi. Người có râu tắc lưỡi.
– Không kể sao được? Tao sống chết trong thời gian đi lính. Phần đời này gắn lấy tao. Bây giờ và cả cuối đời.
– Tao cũng sống chết với đoạn đời lính. Nhưng nhắc lại tao chúa ghét… Xấu hổ nữa là khác.
Người có râu mỉm cười trước sự bướng bỉnh của bạn.
– Bọn mình khác nhau chỗ đó.
– Khác thế nào? Mày Thủy Quân Lục Chiến. Tao Biệt Ðộng Quân. Thằng nào cũng sống, chết, đi tù và vượt biển. Sao sang đây lại khác nhau?
– Có lẽ tại cuộc sống.
– Cuộc sống? Tao không nghĩ cuộc sống tại đây lại làm tao thay đổi. Như mày biết, tao đã tỉnh bơ đón nhận mọi thứ. Mà hôm nay…
– Mùng hai tháng năm.
– Ờ, mùng hai tháng năm.
Người không râu gật gật.
– Hôm nay là… Bao nhiêu năm rồi kể từ ngày tao gặp cái xác.
– Lại cái xác.
Người có râu mỉm cười. Người không râu gằn giọng.
– Vẫn cái xác? Ðúng, nhưng hôm nay đã thành biểu tượng cho cuộc chiến bọn mình đã tham dự.
– !!!.
– Cái xác không đầu lúc nằm bên bờ ruộng chỉ biết mình là cái xác. Tự cái xác đã là sự bi thảm nhưng chính nó không biết. Tự phơi cái bi thảm mà nó chẳng ngờ. Từ đâu đến? Sẽ về đâu? Cuộc chiến này là thế. Chỉ lộ rõ thực thể, còn căn nguyên và mục đích thì ngay cả người trong cuộc cũng mù tịt…
– Mày say rồi đó.
– Mẹ kiếp!
Người không râu chửi thề rồi nói lớn.
– Bây giờ tao lại thấy mày giống cái xác cụt đầu. Chẳng còn gì ngoài những rẻ sườn lộ trên cái bụng lép mà cứ phơi sự bi thảm ra.
Người có râu lắc đầu nhìn bạn. Ðôi mắt người không râu đờ hẳn, giọng líu lại.
– Tao… tao… thấy mày cầm cờ hôm ba mươi tháng tư vừa qua thật buồn cười. Bộ quân phục quen thuộc bỗng lạ hoắc. Còn đôi giày nữa chứ. Mũi giày to, tròn, u lên. Trông kỳ lắm.
– Tao thấy cần phải làm vậy.
– Thì cứ làm. Nhưng có đúng là cần như mày nói không? Hay chỉ là những cái xác cụt đầu chẳng biết sẽ về đâu. Hết rồi mày ạ…
Người không râu kéo dài tiếng “ạ” chán chường, vẫy người đàn bà tại quầy. Người đàn bà uể oải đi về phía hai người. Ðôi giày cao gót có mũi nhọn theo mốt mới. Người có râu liên tưởng đến những đôi giày trận mũi tròn, thô, lạc tại xứ người. Ðột nhiên máu nóng dồn lên mặt, người có râu buông tiếng chửi thề. Người đàn bà ngạc nhiên nhíu mày.
– Mấy anh cần gì?
– Mấy… mấy giờ cô đóng cửa?
Người không râu lè nhè. Người đàn bà nói mà không nhìn.
– Dạ, còn sớm mà anh.
– Lấy thêm bia đi… Hai, mà không… bốn chai nữa.
Người đàn bà quay vào. Hai người bạn im lặng, tránh mắt nhau. Mãi đến lúc người đàn bà trở lại, để bia lên bàn.
– Uống đi.
– Uống chứ.
Lại im. Mẩu đối thoại tắc. Người có râu nhìn về phía cột đèn, những ánh xanh, đỏ, vàng vẫn đổi đều. Con đường vẫn vắng, sâu. Ðêm đã khuya.
– Tại sao mày nghĩ thế?
– Mày buồn?
Người không râu hỏi lại. Người có râu nhún vai.
– Buồn chó gì!
– Phẫn?
– Phẫn chó gì! Tao chỉ lạ vì sự đổi thay của mày. Cũng là dân tác chiến, cũng sống chết một thời với cuộc chiến, dù tham dự chỉ vì thất tình như mày nói, nhưng sự thay đổi thật lạ. Nếu không biết, chẳng ai có thể nghĩ mày là một thằng thiếu úy Biệt Ðộng. Chẳng còn dấu gì của đời lính ngoại trừ tấm chứng chỉ tại ngũ mày còn giữ. Ðôi lúc, tao nghĩ mày còn riễu cợt cả những thằng lính.
Người không râu ngả lưng vào thành ghế, mệt mỏi buông từng tiếng.
– Tao cũng là một cái xác cụt đầu của cuộc chiến, chỉ còn vỏn vẹn cái quần đùi đỏ trên thân. Không thể biết của ai, từ đâu đến và về nơi nào. Một cái xác bi thảm hơn tụi mày là chẳng còn nguồn gốc.
– Mày có vẻ say.
– Say thật chứ có vẻ gì! Mẹ kiếp, lại buồn mửa…
Người không râu gục mặt xuống, trán tựa vào mép bàn. Một giòng thức ăn trộn nước ào ra, bắn tung xuống mặt đá hoa. Cổ họng cay và đầu luỡi chua. Cảm giác quay quay trong đầu, rồi nặng chĩu với cánh tay buông thõng.
Người có râu mỉm cười đứng dậy, đi về quầy tính tiền. Người đàn bà ngước lên.
– Anh ấy say hả anh?
– Vâng, nó bắt đầu ăn vạ, cô tính tiền hộ.
Người có râu quay lại bàn, đỡ bạn dậy. Người đàn bà đã mở cửa sẵn.
– Anh về.
– Vâng. Cám ơn cô.
Người có râu riễu cợt.
– Ðúng. Chẳng có gì lạ. Chỉ là một cái xác trong chiến tranh. Ngày ấy tao cũng nghĩ như mày.
– Vậy có gì phải nhớ?
Người không râu dụi mạnh điếu thuốc vào đĩa thức ăn bỏ dở. Một sợi khói mỏng bay lên, tỏa đi.
– Nhớ chứ. Vì đó là ngày mùng hai tháng năm. Và cái xác với cái bụng chưa kịp sình thối đủ để tao hiểu… Cả mày nữa. Không lẽ bọn Thủy Quân Lục Chiến tụi mày chưa bao giờ thấy xác, không phân biệt được xác đã chết lâu hay mới chết? Ðiều tao muốn nói là cái chết sau khi ngưng bắn. Một cái xác đang tìm về gia đình, sau chiến tranh.
Người có râu im lặng, rót thêm bia vào hai cái ly đã cạn.
– Trước khi mất đầu và sau khi mất đầu là điều tao muốn nói với mày.
– Có gì khác? Cũng chỉ là xác người.
– Không giản dị thế. Lúc còn đầu là còn căn nguyên, còn nguồn gốc, còn nơi về để được nhận, biết. Khi mất đầu thì hoàn toàn không còn gì, chẳng thể biết từ đâu đến, sẽ về đâu và có ai, của ai. Không một dấu nào ngoài cái thân trần trụi nằm vắt ngang bờ ruộng.
Bia rót tiếp. Mắt người không râu đỏ, mệt. Cặp tình nhân đã bỏ đi. Ðám nhậu bàn giữa chỉ còn vài người.
– Hôm nay đúng ngày tao trông thấy cái xác.
– Ờ. Hôm nay mùng hai tháng năm.
Người không râu gật gù, vài lọn tóc xõa xuống trán, bàn tay lại xoay xoay cái ly. Lanh canh. Những cục đá chạm thành ly. Tại bàn giữa, đám nhậu đã tàn, người đứng ngồi trao nhau từng cái bắt tay chuệnh choạng từ giã.
– Tại sao mày hay nhắc chuyện lính?
Người không râu chợt hỏi. Người có râu tắc lưỡi.
– Không kể sao được? Tao sống chết trong thời gian đi lính. Phần đời này gắn lấy tao. Bây giờ và cả cuối đời.
– Tao cũng sống chết với đoạn đời lính. Nhưng nhắc lại tao chúa ghét… Xấu hổ nữa là khác.
Người có râu mỉm cười trước sự bướng bỉnh của bạn.
– Bọn mình khác nhau chỗ đó.
– Khác thế nào? Mày Thủy Quân Lục Chiến. Tao Biệt Ðộng Quân. Thằng nào cũng sống, chết, đi tù và vượt biển. Sao sang đây lại khác nhau?
– Có lẽ tại cuộc sống.
– Cuộc sống? Tao không nghĩ cuộc sống tại đây lại làm tao thay đổi. Như mày biết, tao đã tỉnh bơ đón nhận mọi thứ. Mà hôm nay…
– Mùng hai tháng năm.
– Ờ, mùng hai tháng năm.
Người không râu gật gật.
– Hôm nay là… Bao nhiêu năm rồi kể từ ngày tao gặp cái xác.
– Lại cái xác.
Người có râu mỉm cười. Người không râu gằn giọng.
– Vẫn cái xác? Ðúng, nhưng hôm nay đã thành biểu tượng cho cuộc chiến bọn mình đã tham dự.
– !!!.
– Cái xác không đầu lúc nằm bên bờ ruộng chỉ biết mình là cái xác. Tự cái xác đã là sự bi thảm nhưng chính nó không biết. Tự phơi cái bi thảm mà nó chẳng ngờ. Từ đâu đến? Sẽ về đâu? Cuộc chiến này là thế. Chỉ lộ rõ thực thể, còn căn nguyên và mục đích thì ngay cả người trong cuộc cũng mù tịt…
– Mày say rồi đó.
– Mẹ kiếp!
Người không râu chửi thề rồi nói lớn.
– Bây giờ tao lại thấy mày giống cái xác cụt đầu. Chẳng còn gì ngoài những rẻ sườn lộ trên cái bụng lép mà cứ phơi sự bi thảm ra.
Người có râu lắc đầu nhìn bạn. Ðôi mắt người không râu đờ hẳn, giọng líu lại.
– Tao… tao… thấy mày cầm cờ hôm ba mươi tháng tư vừa qua thật buồn cười. Bộ quân phục quen thuộc bỗng lạ hoắc. Còn đôi giày nữa chứ. Mũi giày to, tròn, u lên. Trông kỳ lắm.
– Tao thấy cần phải làm vậy.
– Thì cứ làm. Nhưng có đúng là cần như mày nói không? Hay chỉ là những cái xác cụt đầu chẳng biết sẽ về đâu. Hết rồi mày ạ…
Người không râu kéo dài tiếng “ạ” chán chường, vẫy người đàn bà tại quầy. Người đàn bà uể oải đi về phía hai người. Ðôi giày cao gót có mũi nhọn theo mốt mới. Người có râu liên tưởng đến những đôi giày trận mũi tròn, thô, lạc tại xứ người. Ðột nhiên máu nóng dồn lên mặt, người có râu buông tiếng chửi thề. Người đàn bà ngạc nhiên nhíu mày.
– Mấy anh cần gì?
– Mấy… mấy giờ cô đóng cửa?
Người không râu lè nhè. Người đàn bà nói mà không nhìn.
– Dạ, còn sớm mà anh.
– Lấy thêm bia đi… Hai, mà không… bốn chai nữa.
Người đàn bà quay vào. Hai người bạn im lặng, tránh mắt nhau. Mãi đến lúc người đàn bà trở lại, để bia lên bàn.
– Uống đi.
– Uống chứ.
Lại im. Mẩu đối thoại tắc. Người có râu nhìn về phía cột đèn, những ánh xanh, đỏ, vàng vẫn đổi đều. Con đường vẫn vắng, sâu. Ðêm đã khuya.
– Tại sao mày nghĩ thế?
– Mày buồn?
Người không râu hỏi lại. Người có râu nhún vai.
– Buồn chó gì!
– Phẫn?
– Phẫn chó gì! Tao chỉ lạ vì sự đổi thay của mày. Cũng là dân tác chiến, cũng sống chết một thời với cuộc chiến, dù tham dự chỉ vì thất tình như mày nói, nhưng sự thay đổi thật lạ. Nếu không biết, chẳng ai có thể nghĩ mày là một thằng thiếu úy Biệt Ðộng. Chẳng còn dấu gì của đời lính ngoại trừ tấm chứng chỉ tại ngũ mày còn giữ. Ðôi lúc, tao nghĩ mày còn riễu cợt cả những thằng lính.
Người không râu ngả lưng vào thành ghế, mệt mỏi buông từng tiếng.
– Tao cũng là một cái xác cụt đầu của cuộc chiến, chỉ còn vỏn vẹn cái quần đùi đỏ trên thân. Không thể biết của ai, từ đâu đến và về nơi nào. Một cái xác bi thảm hơn tụi mày là chẳng còn nguồn gốc.
– Mày có vẻ say.
– Say thật chứ có vẻ gì! Mẹ kiếp, lại buồn mửa…
Người không râu gục mặt xuống, trán tựa vào mép bàn. Một giòng thức ăn trộn nước ào ra, bắn tung xuống mặt đá hoa. Cổ họng cay và đầu luỡi chua. Cảm giác quay quay trong đầu, rồi nặng chĩu với cánh tay buông thõng.
Người có râu mỉm cười đứng dậy, đi về quầy tính tiền. Người đàn bà ngước lên.
– Anh ấy say hả anh?
– Vâng, nó bắt đầu ăn vạ, cô tính tiền hộ.
Người có râu quay lại bàn, đỡ bạn dậy. Người đàn bà đã mở cửa sẵn.
– Anh về.
– Vâng. Cám ơn cô.
•
Không khí bên ngoài hắt vào mặt khi họ bước ra. Trời tháng năm thoáng và mát. Người có râu xốc nách bạn, vắt cánh tay bạn ngang cổ, hít sâu một hớp không khí. Không gian vắng lặng với ánh đèn đường hắt xuống. Bãi đậu xe không còn ai, chỉ còn chiếc xe cũ của họ đậu bên một chiếc xe mới. Người có râu thở dài nhìn cảnh vật. Hai chiếc xe cũ, mới cạnh nhau. Hình ảnh đôi giày trận mũi tròn bên đôi giày cao gót hiện về. Lẩm bẩm những tiếng vô nghĩa, người có râu dìu bạn đi từng bước. Bóng hai người đổ dài, ôm choàng nhau thành một vệt đen. Ngang qua cột đèn, người có râu giật mình nhìn xuống. Dưới ánh điện, bóng của hai người thun lại, phình to bề ngang. Như một cái xác cụt đầu đã sình thối.
nguyễn ý thuầnKhông khí bên ngoài hắt vào mặt khi họ bước ra. Trời tháng năm thoáng và mát. Người có râu xốc nách bạn, vắt cánh tay bạn ngang cổ, hít sâu một hớp không khí. Không gian vắng lặng với ánh đèn đường hắt xuống. Bãi đậu xe không còn ai, chỉ còn chiếc xe cũ của họ đậu bên một chiếc xe mới. Người có râu thở dài nhìn cảnh vật. Hai chiếc xe cũ, mới cạnh nhau. Hình ảnh đôi giày trận mũi tròn bên đôi giày cao gót hiện về. Lẩm bẩm những tiếng vô nghĩa, người có râu dìu bạn đi từng bước. Bóng hai người đổ dài, ôm choàng nhau thành một vệt đen. Ngang qua cột đèn, người có râu giật mình nhìn xuống. Dưới ánh điện, bóng của hai người thun lại, phình to bề ngang. Như một cái xác cụt đầu đã sình thối.
(- Đăng tại tạp chí Làng Văn, Canada
– In trong tập truyện ngắn “Tối Tháng Năm Tại Quán Ăn Đường Fifth, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ 1989
– In trong tuyển tập 20 Năm Văn Học Việt-Nam Hải Ngoại 1975-1995, Đại Nam xuất bản năm 1995
– In trong tuyển tập 44 Năm Văn Học Việt-Nam Hải Ngoại 1975-2019 (Tập 4), Mở Nguồn xuất bản năm 2019)