Truyện ngắn Nguyễn Ý Thuần
“Bộ đội Hưng” là tên tôi gọi người đàn ông có giấc mơ trở thành một thứ Van Gogh tại Mỹ.
– Em đi theo diện ODP với gia đình. Bố là sĩ quan đi trước.
Ngay câu đầu tôi đã thấy lời không thật. Nhưng có gì quan trọng? Giữa chúng tôi chẳng chút liên hệ. Tiền bạc? Không. Liên hệ gia đình? Không. Tình cảm? Cũng không. Chỉ là hai người hàng xóm thỉnh thoảng gặp, trao đổi dăm chuyện. Thoảng có dư thời gian cũng chỉ tâm sự vớ vẩn. Tại sao phải dùng đến lời nói mất lòng.
– Mình sang trước theo diện thuyền nhân.
Tôi đùa bằng lối dùng chữ của Hưng. Anh không nhận ra, vẫn vui vẻ.
– Cả ông anh, bà chị đi bằng thuyền một lần?
Tôi thôi đùa. Tội nghiệp Hưng không thấy cái nghịch ngầm của người khác. Người đàn ông lớn lên tại một tỉnh nhỏ miền Bắc chưa sắm nổi vai trò của người miền Nam. Chỉ cần gặp lần đầu, nếu tinh ý, ai cũng có thể nhận ra vẻ lạc lõng của người nghệ sĩ này. Đi đôi với cách nói là thái độ của Hưng khi gặp người chung quanh. Khoảng cách vẫn còn lúc tiếp xúc với người đã tham dự vào chính quyền hay quân đội miền Nam. Mặc cảm khi gặp người sang trước. Sự thèm thuồng cuộc sống hợp pháp tại Mỹ… Tất cả đã tạo cho Hưng một nhân dáng khác với vai đang sắm. Tôi cố cư xử với Hưng bằng sự gần gũi, thân mật để tạo nên thứ tình cảm giữa hai người xa xứ
Thật sự, đôi lúc tôi tự hỏi thân với Hưng để làm gì? Nhưng chưa bao giờ tìm được câu trả lời. Hầu hết những lý do đưa ra khi kết bạn đều không có. Thành thật? Hưng dối như cuội khi nói về bản thân và gia đình. Giúp đỡ? Tôi chẳng có gì cần. An ủi? Vợ chồng tôi vẫn hạnh phúc. Tâm sự? Tôi bắt đầu già và chỉ thích uống bia một mình… Đó là phần tôi. Còn phần Hưng cũng không có lý do để gần tôi. Tôi ích kỷ, nghĩ đến mình nhiều hơn người khác. Lũ em gái của tôi ở Mỹ đều có gia đình, đâu còn dư để Hưng tòm tèm… Nhiều lý do khác cũng được tôi đặt ra từ hai phía nhưng vẫn không tìm thấy câu trả lời. Đành tạm nhận điều đã nói là tình cảm của hai người xa xứ. Một lý do rất mong manh vì chung quanh – chỉ riêng San Jose – đã có chừng một trăm ngàn người Việt khác cùng xa xứ, nhưng tôi có thân với ai đâu? Nhưng thôi, dù mong manh vẫn là cái cớ để lý giải còn hơn lúc nào cũng tự hỏi tại sao về một chuyện đã có.
– Em đi theo diện ODP với gia đình. Bố là sĩ quan đi trước.
Ngay câu đầu tôi đã thấy lời không thật. Nhưng có gì quan trọng? Giữa chúng tôi chẳng chút liên hệ. Tiền bạc? Không. Liên hệ gia đình? Không. Tình cảm? Cũng không. Chỉ là hai người hàng xóm thỉnh thoảng gặp, trao đổi dăm chuyện. Thoảng có dư thời gian cũng chỉ tâm sự vớ vẩn. Tại sao phải dùng đến lời nói mất lòng.
– Mình sang trước theo diện thuyền nhân.
Tôi đùa bằng lối dùng chữ của Hưng. Anh không nhận ra, vẫn vui vẻ.
– Cả ông anh, bà chị đi bằng thuyền một lần?
Tôi thôi đùa. Tội nghiệp Hưng không thấy cái nghịch ngầm của người khác. Người đàn ông lớn lên tại một tỉnh nhỏ miền Bắc chưa sắm nổi vai trò của người miền Nam. Chỉ cần gặp lần đầu, nếu tinh ý, ai cũng có thể nhận ra vẻ lạc lõng của người nghệ sĩ này. Đi đôi với cách nói là thái độ của Hưng khi gặp người chung quanh. Khoảng cách vẫn còn lúc tiếp xúc với người đã tham dự vào chính quyền hay quân đội miền Nam. Mặc cảm khi gặp người sang trước. Sự thèm thuồng cuộc sống hợp pháp tại Mỹ… Tất cả đã tạo cho Hưng một nhân dáng khác với vai đang sắm. Tôi cố cư xử với Hưng bằng sự gần gũi, thân mật để tạo nên thứ tình cảm giữa hai người xa xứ
Thật sự, đôi lúc tôi tự hỏi thân với Hưng để làm gì? Nhưng chưa bao giờ tìm được câu trả lời. Hầu hết những lý do đưa ra khi kết bạn đều không có. Thành thật? Hưng dối như cuội khi nói về bản thân và gia đình. Giúp đỡ? Tôi chẳng có gì cần. An ủi? Vợ chồng tôi vẫn hạnh phúc. Tâm sự? Tôi bắt đầu già và chỉ thích uống bia một mình… Đó là phần tôi. Còn phần Hưng cũng không có lý do để gần tôi. Tôi ích kỷ, nghĩ đến mình nhiều hơn người khác. Lũ em gái của tôi ở Mỹ đều có gia đình, đâu còn dư để Hưng tòm tèm… Nhiều lý do khác cũng được tôi đặt ra từ hai phía nhưng vẫn không tìm thấy câu trả lời. Đành tạm nhận điều đã nói là tình cảm của hai người xa xứ. Một lý do rất mong manh vì chung quanh – chỉ riêng San Jose – đã có chừng một trăm ngàn người Việt khác cùng xa xứ, nhưng tôi có thân với ai đâu? Nhưng thôi, dù mong manh vẫn là cái cớ để lý giải còn hơn lúc nào cũng tự hỏi tại sao về một chuyện đã có.